Chắc hẳn một trong số chúng ta đều biết đến nhà khoa học nổi tiếng Stephen Hawking. Dù bị liệt nửa người và không thể giao tiếp nhưng ông vẫn trở thành người được cả giới khoa học kính trọng. Gần như cả cuộc đời, nhà vật lý, thiên văn học nổi tiếng đã phải “kiên trì” ngồi trên xe lăn và dính chặt với chiếc máy tính để thể hiện ý tưởng của mình.
Stephen Hawking là ví dụ nổi tiếng nhất về người khiếm khuyết ngôn ngữ được máy móc hỗ trợ. Nhưng ông không phải là người duy nhất bị liệt và không thể giao tiếp. Các nhà nghiên cứu tại Đại học California (Mỹ) đang nỗ lực để giúp đỡ những người khiếm thanh. Họ đã tìm ra cách để chuyển ýsuy nghĩ thành lời nói. Sau nhiều năm thử nghiệm, các nhà nghiên cứu đã thu được kết quả. Điều này đã giúp họ tạo ra một cỗ máy dịch suy nghĩ dành cho những người khuyết tật về ngôn ngữ.
Mục Lục
Tìm ra cách chuyển suy nghĩ thành lời nói
Các nhà khoa học đang ngày một tiến gần hơn và gần hơn đến việc có thể dịch những suy nghĩ của các bệnh nhân bị mất lời nói. Công nghệ đã thực hiện được những bước nhảy vọt. Để bắc cầu qua vết nứt hình thành giữa tâm trí và cơ thể khi một (hoặc cả hai) bị hư hại do bệnh tật. Các nhà khoa học tại Đại học California đã phát triển công nghệ mới. Giúp chuyển đổi suy nghĩ thành lời nói hỗ trợ người mất khả năng giao tiếp.
Edward Chang, giáo sư phẫu thuật thần kinh và là tác giả chính của nghiên cứu này cho biết. “Đây là một bằng chứng tuyệt vời cho thấy công nghệ đã nằm trong tầm tay. Chúng ta sẽ có thể chế tạo một thiết bị có khả năng phát ra âm thanh ở những bệnh nhân bị mất giọng nói”

Những lợi ích tiềm năng của công nghệ này là rất rõ ràng. Đó là cơ hội đầu tiên để người câm có thể phát âm suy nghĩ của họ. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn còn trong giai đoạn trứng nước. Vẫn còn nhiều việc phải làm. Công nghệ đã rất thành công trong việc tổng hợp các âm chậm như ‘sh’ và ‘z’; cũng như duy trì nhịp điệu, ngữ điệu của lời nói và giới tính, bản sắc của người nói. Nhưng một số âm thanh đột ngột hơn như ‘ b ‘và’ p thì hơi mờ. Một thành viên trong nhóm nghiên cứu cho biết.
Các cuộc thử nghiệm
Công nghệ giúp cải thiện khả năng tự chủ và tăng chất lượng cuộc sống cho người mắc chứng anarthria. Anarthria là chứng mất khả năng phát âm giọng nói và chứng liệt tứ chi do đột quỵ thân não gây ra. Theo đó, các nhà khoa học đã cấy một mảng đa điện cực lên vùng vỏ não cảm giác-vận động. Nơi có chức năng kiểm soát lời nói. Ở một số người bệnh mất khả năng giao tiếp bằng cách phát âm.
Trong 48 cuộc thử nghiệm, họ đã ghi lại 22 giờ hoạt động của vỏ não khi người tham gia cố gắng nói các từ riêng lẻ trong bộ từ vựng gồm 50 từ. Từ đó, các nhà khoa học dùng thuật toán chuyên sâu để tạo ra các mô hình tính toán. Nhằm phát hiện và phân loại các từ vựng từ các mẫu trong hoạt động vỏ não được ghi lại. Thuật toán này, cùng mô hình ngôn ngữ tự nhiên mang lại xác suất của từ tiếp theo cho các từ đứng trước trong một chuỗi. Để giải mã các câu đầy đủ khi người tham gia cố gắng nói chúng.
Kết quả thử nghiệm

Kết quả, các nhà khoa học đã giải mã các câu. Từ hoạt động vỏ não của người tham gia trong thời gian thực với tốc độ trung bình 15,2 từ mỗi phút. Và với tỷ lệ lỗi từ trung bình 25,6%. Trong phân tích hậu kỳ của các thử nghiệm, phát hiện 98% nỗ lực của người tham gia để tạo ra các từ riêng lẻ và phân loại các từ với độ chính xác 47,1%. Bằng cách sử dụng các tín hiệu vỏ não ổn định trong suốt 81 tuần nghiên cứu. Nghiên cứu do tiến sĩ Edward Chang (thuộc Đại học California) đứng đầu đã được công bố hôm 15/7 trên tạp chí The New England.