Trong suốt quá trình phòng chống dịch ở khắp cả nước trong giai đoạn vừa qua bên cạnh những người bác sĩ, y tá luôn túc trực tại những bệnh viện dã chiến để chăm sóc, điều trị bệnh cho những người mắc Covid-19 thì chúng ta đã thấy có sự xuất hiện của công nghệ hiện đại. Đó chính là hệ thống những con robot phục vụ điều trị Covid-19 với chức năng giúp giảm thiểu một phần công việc cho lực lượng y bác sĩ ở những khâu vận chuyển thức ăn, đồ đạc, thuốc men,..để hạn chế nguy cơ lây nhiễm. Hệ thống robot này đã được nghiên cứu, chế tạo và đưa vào sử dụng tại nhiều hệ thống bệnh viện dã chiến từ khu vực miền Bắc như Hà Nội, Bắc Giang,.. đến TP. Hồ Chí Minh vừa qua.
Vậy vai trò mà những robot phục vụ điều trị Covid-19 đã thực hiện là gì? Lợi ích của chúng mang đến trong suốt khoảng thời gian phòng chống dịch bệnh ở nước ta như thế nào? Cùng tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết hôm nay nha.
Mục Lục
Robot phục vụ điều trị Covid-19 giúp giảm tiếp xúc, chăm sóc người bệnh nặng
Tại các khu cách ly, bệnh viện dã chiến, robot sẽ thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ các y bác sĩ. Ví dụ như đưa cơm, đưa thuốc, khử khuẩn. Ngoài ra, robot còn trang bị thêm màn hình theo dõi để kết nối hình ảnh và giọng nói từ xa giữa các y bác sĩ và bệnh nhân. Qua đó, bác sĩ có thể biết tình hình diễn tiến của bệnh nhân. Như là hôm nay có ai sốt, ho… Cũng dễ dàng kiểm tra tình hình dùng thuốc của bệnh nhân qua màn hình.
Tháng 4.2020, những robot này được nhóm của Học viện Kỹ thuật Quân sự nghiên cứu chế tạo. Và được đưa vào hoạt động tại nhiều khu cách ly, bệnh viện điều trị Covid-19. Sau một thời gian cải tiến, robot thế hệ thứ hai (Vibot – 2) ra đời và đang hỗ trợ rất nhiều cho lực lượng tuyến đầu. Nhất là trong công tác chăm sóc điều trị cho hàng ngàn F0 trong thời gian qua.
Tại TP.HCM, robot được đưa vào khu vực điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến số 7. Do Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) phụ trách. Sau khi đưa Vibot vào TP.HCM, tổ công tác của Học viện Kỹ thuật Quân sự đã thiết lập cơ sở hạ tầng để robot hoạt động. Và bắt đầu vận hành robot hỗ trợ quá trình chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19.
Thực hiện tốt công việc chăm sóc bệnh nhân tại khu vực phía Bắc
Hồi tháng 5.2021, robot bắt đầu hoạt động hỗ trợ các bác sĩ ở cơ sở số 2, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội). Vào tháng 6.2021 robot này cũng đã xung trận để hỗ trợ các bác sĩ tuyến đầu Bắc Giang. Đại tá Trần Minh Vỹ, Trưởng Đại diện phía nam của Học viện Kỹ thuật Quân sự, cho biết. Tại tâm dịch Bắc Giang, robot giúp vận chuyển đồ ăn, thuốc men, nhu yếu phẩm cho bệnh nhân Covid-19,.. Cũng như giúp nhân viên y tế theo dõi và giao tiếp từ xa với bệnh nhân.
Công nghệ đóng vai trò hỗ trợ đắc lực cho công tác phòng chống dịch
Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 thuộc Bệnh viện dã chiến số 14 (Q.Tân Phú, TP.HCM) do Bệnh viện Trung ương Huế phụ trách. Họ cũng đã đưa robot vào điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng ngay từ lúc Bệnh viện dã chiến chính thức hoạt động (ngày 18.8).
Robot này do thạc sĩ Huỳnh Phúc Minh, Trưởng phòng Quản lý phòng bệnh và cơ sở vật chất (Bệnh viện Trung ương Huế) trực tiếp nghiên cứu, sản xuất. Tại trung tâm hồi sức này, robot sẽ nói chuyện với bệnh nhân. Và sẽ thông tin tình hình diễn tiến sức khỏe ra bên ngoài. Đồng thời robot còn vận chuyển thức ăn, đồ uống, vật tư tiêu hao vào phòng bệnh. Từ khi robot được đưa vào vận hành đã giảm áp lực đối với các y bác sĩ tại đây. Giúp các bác sĩ hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân. Tránh bị lây nhiễm trong quá trình điều trị cũng như lây lan nguồn bệnh ra cộng đồng.
Nhận xét về hệ thống robot đang triển khai tại Bệnh viện dã chiến số 7 – TP Hồ Chí Minh. Bác sĩ Trần Minh Tuấn – Bệnh viện Quân y 175 cho biết. Trước đây khi chưa có robot hỗ trợ, mỗi ngày một nhóm dân quân tự vệ khoảng 6-7 người sẽ mất gần 2 giờ đồng hồ để phát cơm cho khoảng 10 tầng lầu của bệnh viện. Hiện giờ mỗi con robot sẽ phụ trách 4-5 lầu. Chúng hoạt động liên tục trong khoảng một giờ đồng hồ là có thể phát hết cơm cho các phòng bệnh.