Trong nhiều năm, lốp xe chống thủng đã là một khái niệm thú vị. Từ năm 2005, nhà sản xuất lốp xe Michelin đã bắt đầu phát triển ý tưởng này. Sau hơn mười năm làm việc chăm chỉ, Michelin đã tiến gần hơn một bước để hiện thực hóa ý tưởng này. Năm 2021, công ty này lần đầu tiên thử nghiệm lốp chống thủng trên xe điện với mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai.
Thế giới sản xuất hơn 3 tỷ lốp xe mỗi năm. Vào cuối vòng đời của nó, lốp xe thường bị vứt bỏ trong các bãi rác, tạo ra nguy cơ cháy nổ và thải khói độc vào bầu khí quyển. Giống như nhiều đồ vật nhân tạo, sử dụng lốp “vĩnh cửu” chính là một cách để bảo vệ môi trường. Phương pháp thứ hai là giảm tốc độ mòn gây hỏng lốp nhanh chóng. Michelin của Pháp kết hợp hai phương pháp này để tạo ra những chiếc lốp “xanh” hơn.
Mục Lục
Michelin đã giới thiệu dòng lốp không hơi Uptis
Tại triển lãm ô tô IAA tại Đức, Michelin đã giới thiệu dòng lốp không hơi Uptis giúp loại bỏ vĩnh viễn vấn đề xịt hơi khi cán đinh, nổ vỏ. Loại lốp không hơi có tên Uptis viết tắt từ cụm từ Unique Puncture-proof Tire System. Nó có cấu tạo mặt ngoài từ cao su và các vân rãnh như loại bình thường. Nhưng thay vì sử dụng khí nén như truyền thống; thì loại lốp này sử dụng các kết cấu bằng cao su nhưng được gia công đặc biệt. Mục đích để hấp thụ và phản hồi các xung lực. Đồng thời có thể biến dạng dựa theo địa hình tác động vào lốp.
Thông qua chương trình Vision Concept, công ty muốn tạo ra lốp xe không bơm hơi. Nó cũng có thể tái sử dụng và bền vững. Lốp Unique Punctureproof TIre System (UPTIS) có thiết kế độc đáo, không cần bơm hơi và không bao giờ bị thủng.
Ưu điểm của lốp không hơi Uptis
Lợi thế của loại lốp này tránh được các khuyết điểm của lốp truyền thống như xì hơi, tránh bị rách vỏ, độ mòn đồng đều, tuổi thọ có phần cao hơn, trọng lương nhẹ, một số loại còn có thể tái sử dụng, ít gây ô nhiễm môi trường. Trên thực tế loại lốp này từng xuất hiện vào năm 2005. Khi Michelin hợp tác với GM và thử nghiệm vào năm 2019 trên xe điện Chevrolet Bolt.
Nhược điểm còn tồn đọng
Tại triển lãm ô tô IAA, người xem có thể trải nghiệm loại lốp này trên mẫu xe Mini Cooper Electric để cảm nhận sự khác biệt. Tuy nhiên việc phổ biến công nghệ mới này còn khá nhiều cản trở. Thứ nhất là về mặt thẩm mỹ. Thứ hai là mức giá cả còn tương đối cao. Nên phải còn khá lâu loại lốp không hơi này mới có thể trở nên phố biến.
Tạm kết
Mặc dù công nghệ lốp không xăm ngày một nhiều. Nhưng tình trạng xì hơi, lủng lỗ, cán đinh vẫn là nỗi ám ảnh của người sử dụng xe. Nhiều nhà sản xuất đã có những biện pháp khắc phục như đổ keo; lốp runflat nhưng hầu hết đều chỉ mang tính chất tạm thời. Michelin ra mắt lốp UPTIS tại Triển lãm Ôtô Quốc tế tại Munich, Đức từ ngày 7 đến 12/9 và mời khách tham quan chạy thử loại lốp này. Dù không tiết lộ mức giá, công ty cho biết lốp UPTIS sẽ có mặt trên thị trường năm 2024. Trong giai đoạn đầu, lốp sẽ chứa nhựa tái chế. Theo thời gian, công ty sẽ thay thế 100% bộ phận của lốp bằng vật liệu hữu cơ hoặc có thể tái chế.