Cách mạng công nghiệp 4.0 đang ở giai đoạn sơ khai và có tác động đến mọi lĩnh vực. Thực tế, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong ngành bán lẻ đang diễn ra âm thầm. Sự thay đổi đột phá của các tiêu chuẩn dịch vụ đa dạng, hiệu quả và nhanh chóng dựa trên nền tảng công nghệ số đã tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho Việt Nam. Công nghệ hiện đại đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành bán lẻ.
Vì vậy có thể nói ngành bán lẻ đang trải qua một cuộc cách mạng lớn, tạo ra một tương lai mới mang tên ứng dụng công nghệ bán lẻ 4.0. Sau đây là một số ứng dụng tiêu biểu được sử dụng trong ngành bán lẻ. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về những ứng dụng đó nhé!
Mục Lục
Nguồn dữ liệu lớn được thu thập
Trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, dữ liệu chính là tiền tệ. Dữ liệu được thu thập ở mọi lúc mọi nơi. Với một nguồn dữ liệu lớn các nhà bán lẻ có thể phân tích tìm chiến lược. Tiếp cận đến nhu cầu của người tiêu dùng một cách chính xác nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đại gia cửa hàng bán lẻ như Target, đã dựa vào những dữ liệu phân tích về nhu cầu sử dụng sản phẩm sữa tắm em bé để mở chương trình khuyến mãi sản phẩm dành cho trẻ em đến các khách hàng cụ thể một cách kịp thời dựa trên các giai đoạn mang thai của họ.
Ứng dụng nền tảng IoT
Nền tảng IoT là một trong những đóng góp chính cho sự phát triển của bán lẻ 4.0. Nền tảng IoT giúp tạo ra một môi trường tương tác mới. Ngành bán lẻ đã nhận ra tiềm năng của IoT, điều này giải thích tại sao 70% những người ra quyết định bán lẻ trên toàn cầu muốn áp dụng IoT để mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người tiêu dùng.
IoT đang tạo ra các cửa hàng bán lẻ thông minh, được kết nối với các thẻ RFID giúp quản lý cửa hàng theo thời gian thực. Tương tự, cảm biến IoT có thể được sử dụng để theo dõi mức tồn kho của các cửa hàng, kho và khi thanh toán. Hơn nữa, các cửa hàng bán lẻ có thể triển khai đèn hiệu để cảnh báo khách hàng về các chương trình khuyến mãi và giảm giá khi họ ở gần một số sản phẩm. Các cửa hàng bán lẻ cũng có thể cài đặt các kệ thông minh quét thẻ RFID của sản phẩm và đo trọng lượng của chúng để theo dõi sự sẵn có của sản phẩm trên kệ.
Sử dụng ứng dụng điện toán đám mây
Cách tiếp cận kinh doanh minh bạch là một trong những ưu tiên hàng đầu của bán lẻ 4.0. Điện toán đám mây cho phép chia sẻ dữ liệu và tài liệu quan trọng trên nhiều kênh khác nhau bất cứ khi nào cần. Do tính chất trực tuyến của nó. Điện toán đám mây chứng tỏ an toàn hơn so với các phương pháp truyền thống. Các công ty công nghệ không ngừng cải tiến điện toán đám mây để làm cho công nghệ nhanh hơn và an toàn hơn bao giờ hết.
Sử dụng Robot cho ngành bán lẻ
Hiện nay robot cũng được các doanh nghiệp, đặc biệt là các trung tâm thương mại quan tâm, hướng đến dịch vụ chăm sóc khách hàng, làm hài lòng khách hàng, nâng cao hình ảnh thương hiệu, tiết kiệm sức lao động, hiệu quả và thời gian vận hành.
Robot dịch vụ khách hàng tại cửa hàng hướng dẫn khách hàng qua các bộ phận khác nhau. Của cửa hàng và giúp họ tìm thấy các sản phẩm cần thiết. Khách hàng có thể đặt câu hỏi hoặc nhập chúng bằng màn hình cảm ứng. Và robot giải quyết các truy vấn hoặc hướng dẫn khách hàng về sản phẩm của họ. Bằng cách này, robot dịch vụ khách hàng có tiềm năng lớn. Để phát triển các chiến lược tiếp thị và theo dõi, phân tích hành vi và nhu cầu của khách hàng.
Ứng dụng công nghệ AR
Mặc dù công nghệ AR vẫn là một công nghệ tương đối mới. Các nhà công nghiệp đang đầu tư vào nghiên cứu và phát triển các trường hợp sử dụng sáng tạo của nó. Hiện tại, công nghệ AR được sử dụng cho nhiều chức năng. Như chọn các bộ phận kho và gửi hướng dẫn sửa chữa với các ứng dụng di động.
Mặc dù mô hình bán lẻ 4.0 chính là tương lai của ngành bán lẻ. Tuy nhiên, việc lựa chọn áp dụng công nghệ nào cho cửa hàng của mình thì cần một lộ trình. Và cần có sự tham gia của các chuyên gia có kinh nghiệm. Các chuyên gia sẽ giúp hoạch định chiến lược phân bổ ngân sách theo cơ sở hạ tầng. Cập nhật và lựa chọn những công nghệ mới phù hợp đề ứng dụng vào điều kiện thực tế. Đào tạo nhân viên về mọi công nghệ đang được triển khai. Và ảnh hưởng của các công nghệ đó đến văn hóa làm việc.
Ứng dụng công nghệ bán lẻ tại Việt Nam
Người tiêu dùng Việt Nam, chắc hẳn đều biết khi đến các cửa hàng bán lẻ truyền thống có một sự bất tiện. Là phải tự vận chuyển hàng hóa về nhà dù chúng nặng hay nhẹ,… Nhưng hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành dịch vụ bán lẻ. Thì loại hình mua sắm trực tuyến chỉ với một cú click chuột. Là món hàng bạn chọn sẽ được giao tận nơi dần trở nên phổ biến. Có thể nói đó là một bước chuyển mình mạnh mẽ của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Những điều đó đã mang lại một lợi ích không hề nhỏ cho chính doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Vì vậy người tiêu dùng Việt Nam đã không còn xa lạ với các mô hình kinh doanh kiểu mới như Grab (trong lĩnh vực giao thông), Traveloka, Trivago, Airbnb (lĩnh vực du lịch, đặt phòng khách sạn), Tiki, Lazada, Sendo, A đây rồi!, Foody, (lĩnh vực thương mại điện tử)… và còn rất nhiều mô hình thành công khác. Từ việc ứng dụng các công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào trong hoạt động kinh doanh cũng như đời sống kinh tế, xã hội.