Vào sáng ngày 30 tháng 9 mới đây, TP HCM đã có buổi tổ chức họp báo để công bố với báo giới về thông tin công tác phòng chống dịch, cũng như các phương án phục hồi nền kinh tế xã hội sau ngày 30 tháng 9. Theo đó, TP HCM sẽ sử dụng 2 app là Y tế HCM và VNEID nhằm mục đích chính là kiểm soát hiệu quả hơn và giảm thiểu kinh phí và thời gian trong việc lưu thông của người dân cũng như nhiều hoạt động SX-KD của các doanh nghiệp trên địa bàn, ứng dụng này sẽ cung cấp các lịch sử tiêm chủng vắc xin Covid-19, các ca F0 đã khỏi bệnh.
Vì thế, ngoài việc hiển thị các thông tin những người đã tiêm vắc xin thì 2 app này cũng có chức năng hỗ trợ các F0 đã khỏi bệnh nếu đủ tiêu chí để lưu thông trên đường, bắt đầu từ ngày 15 tháng 10, thành phố Hồ Chí Minh cũng yêu cầu các cơ quan và các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ phải đăng ký mã QR nếu muốn hoạt động trên địa bàn thành phố, Y tế HCM và VNEID là 2 ứng dụng được chính quyền phổ biến đến người dân TP HCM trước khi PC-Covid được cấp phép sử dụng phổ biến trên toàn quốc, khi đó, toàn bộ người dân sẽ chuyển sang dùng duy nhất ứng dụng PC-Covid.
Mục Lục
Ra mắt 2 ứng dụng Y tế HCM và VNEID
Sáng 30-9, TP.HCM tổ chức họp báo thông tin về công tác phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế – xã hội sau 30-9. Trao đổi về vấn đề kiểm soát lưu thông. Hoạt động sản xuất sau 30-9, bà Võ Thị Trung Trinh – phó giám đốc Sở Thông tin truyền thông TP.HCM – cho biết hiện nay. TP thực hiện triển khai ứng dụng Y tế TP.HCM để phục vụ cho công tác lưu thông.
Ứng dụng này sẽ xác định được lịch sử tiêm chủng, F0 đã khỏi bệnh. Do đó, bên cạnh người đã tiêm vắc xin, ứng dụng này cũng sẽ hỗ trợ F0 đã khỏi bệnh nếu đủ điều kiện lưu thông. Đồng thời, từ đây đến 15-10, TP yêu cầu tất cả các cơ quan, đơn vị nhà nước. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép hoạt động trên địa bàn TP phải đăng ký mã QR tại địa chỉ http://antoan-covid.tphcm.gov.vn. Đến ngày 15-10, các cơ sở này quét mã QR của toàn bộ người đến liên hệ công tác. Giao dịch bằng Y tế HCM hoặc ứng dụng PC-COVID để kiểm soát và tổ chức hoạt động.
Người dân TP HCM sử dụng 2 ứng dụng này trước khi PC-Covid triển khai trên toàn quốc
Ngoài ra, theo bà Trinh, hiện nay cũng đang triển khai ứng dựng PC-COVID dùng chung cho cả nước. Khi các ứng dụng này đưa vào hoạt động thì người dân chuyển sang dùng ứng dụng PC-COVID. TP sẽ có giai đoạn chuyển tiếp từ ứng dụng Y tế HCM sang PC-COVID. Khi chuyển đổi, người dẫn chỉ cần khai báo đúng số điện thoại và thông tin cá nhân của mình thì dữ liệu sẽ tự động chuyển đổi. Về ứng dụng VNEID, ông Nguyễn Sỹ Quang – phó giám đốc Công an TP.HCM. Cho biết đây là ứng dụng dùng để kiểm soát lưu thông. Sau 30-9, TP không sử dụng giấy đi đường mà khai báo trên VNEID. Đến thời điểm PC-COVID được sử dụng thì chuyển sang dùng thống nhất một ứng dụng.
Để đảm bảo thuận tiện cho người dân, tránh ùn tắc. Nếu người dân không có mã QR có thể trình các giấy tờ quy định để được lưu thông. Ông Quang cho biết TP vẫn duy trì 12 chốt chính giáp ranh các tỉnh khác và 39 chốt phụ tại các quận huyện.
Các chốt nội thành sau 30-9 sẽ được gỡ bỏ
Các chốt nội thành sau 30-9 sẽ được gỡ bỏ. Tuy nhiên Công an TP.HCM vẫn tăng cường hoạt động kiểm tra. Kiểm soát đột xuất trên đường, ngẫu nhiên 24/24 giờ. Đồng thời, TP cũng lập các chốt lưu động tùy vào điều kiện cụ thể. Hiện nay, ông Quang cho biết khi TP nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội. Tâm lý người dân muốn về quê. Tuy nhiên, TP.HCM đã phối hợp với lực lượng công an các tỉnh tổ chức kiểm soát tại các chốt, nếu việc di chuyển không được phép sẽ bị kiểm soát, xử lý.
Về người dưới 18 tuổi lưu thông như thế nào sau 30-9, ông Lê Hòa Bình – phó chủ tịch UBND TP.HCM – cho biết TP từng bước nới lỏng giãn cách nhưng không phải đồng loạt ra đường. Người dưới 18 tuổi hiện nay chủ yếu đến các cơ sở giáo dục nhưng hiện các cơ sở này chưa hoạt động trở lại và các nhóm này cũng chưa thể sử dụng xe máy. Do đó, người dưới 18 tuổi chưa được tiêm vắc xin, không có việc cần thiết cần hạn chế ra đường.